Phủ nano ceramic, nên phủ nano hay ceramic?

10/10/2022

Trên thị trường hiện nay có hai 2 phương pháp phủ bóng xe ô tô được ưa chuộng là sơn phủ ceramic và phủ nano xe ô tô. Vậy nên phủ nano hay ceramic?

Phủ nano ô tô là gì?

Phủ nano sơn xe ô tô là tạo một lớp dung dịch có các thành phần là những hạt tinh thể nano nguồn gốc hữu cơ với kích thước vô cùng nhỏ. Lớp nano này giúp làm sáng bóng và bảo vệ cho bề mặt xe tránh khỏi các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. Từ đó, phủ nano xe ô tô giúp lớp sơn xe hạn chế bị trầy xước, duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ trong khoảng thời gian 06 tháng đến 1 năm.

Phủ nano ô tô là gì?

Phủ nano ô tô có nguồn gốc là các hạt hữu cơ polymer với kích thước rất nhỏ

Sơn phủ ceramic ô tô là gì?

Phủ ceramic (hay phủ gốm, phủ sứ, phủ thủy tinh) được biết đến là công nghệ cải tiến từ kỹ thuật phủ nano xe ô tô, vì vậy còn gọi với tên là phủ nano ceramic. Tuy nhiên, sơn phủ ceramic ô tô khác với công nghệ phủ nano đã cũ bởi ceramic có gốc là chất SiO2 (Silic dioxit) và chất TiO2 (Titan dioxit). Vì vậy, sơn phủ ceramic cho độ bền và độ cứng vượt trội hơn hẳn so với phủ bóng xe ô tô bằng nano. Nếu được thực hiện bằng quy trình kỹ thuật tốt, sơn phủ ceramic ô tô cho độ bền đến 10 năm.

Nên phủ nano hay ceramic?

Để có thể tìm hiểu nên phủ bóng ceramic hay phủ nano xe ô tô, chúng ta hãy cùng làm bảng so sánh hai công nghệ này như dưới đây:

Xem ngay:  Cây sung mỹ – kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng cách
Tiêu chí so sánh Phủ ceramic xe hơi Phủ nano xe hơi
Nguồn gốc Hữu cơ (hạt polymer siêu nhỏ) Silic Dioxit và Titan Dioxit
Độ cứng cao nhất có thể đạt được 9H Từ 8H đến 8,5H
Hiệu ứng lá sen
Khả năng chống bám bẩn
Khả năng chống tia UV Tốt Mức trung bình
Hạn chế trầy xước Tốt Mức trung bình
Cho phép dễ vệ sinh, làm sạch
Kỹ thuật sơn phủ Dễ Khó
Độ bền bỉ Từ 2 năm đến 10 năm Từ 0,5 năm đến 1 năm
Giá cơ bản (xe 4 chỗ đến 7 chỗ) Từ 4,5 triệu đến 6 triệu Từ 1 triệu đến 4 triệu

Từ bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa phủ bóng ceramic và phủ nano ô tô. Cụ thể như sau:

Giống nhau:

Cho độ cứng cao, tạo liên kết chặt chẽ với bề mặt sơn và kính xe.

Tạo hiệu ứng lá sen, nên nước mưa và bụi bẩn không bám lại trên bề mặt giúp xe luôn sáng bóng. Đặc biệt, khi nước mưa bám trên thành xe hay kính xe sẽ nhanh chóng chảy thành dòng xuống, giúp xe không bị bám nước hay bụi bẩn. Do đó phủ nano kính xe ô tô và phủ ceramic kính xe đều có khả năng chống bám nước cho kính xe, hỗ trợ lái xe trời mưa.

Hai phương pháp sơn phủ bóng ô tô này giúp công tác làm vệ sinh dễ dàng và thuận tiện hơn. Chúng ta sẽ không cần phải sử dụng nhiều chất tẩy rửa khi làm sạch, thời gian vệ sinh cũng nhanh chóng hơn.

Xem ngay:  Tìm hiểu về đặc điểm của xà gồ trong thiết kế xây dựng

Khác nhau:

So với phủ nano thì công nghệ phủ ceramic xe hơi hiện đại hơn khi sử dụng các chất có nguồn gốc từ Silic dioxit và Titan dioxit nên cho sự bền chắc hơn rất nhiều.

Phủ nano ceramic có nhiều ưu điểm vượt trội hơn

Phủ nano ceramic có nhiều ưu điểm vượt trội hơn

Bên cạnh đó, công nghệ mới sơn phủ bóng ô tô bằng ceramic còn cho các ưu điểm vượt trội hơn so với nano:

  • Tối ưu khả năng chống tia UV, giúp xe bền màu và hạn chế quá trình axit hóa.
  • Khả năng chống trầy xước hiệu quả hơn.
  • Kỹ thuật và quy trình phủ ceramic đơn giản và nhanh gọn.
  • Độ bền bỉ vượt trội từ 02 năm cho đến 10 năm. Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ sơn phủ ceramic so với công nghệ phủ nano ô tô, bởi phủ nano chỉ cho thời gian sử dụng ngắn từ 06 tháng cho đến 01 năm.

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên giá phủ ceramic ô tô cao hơn so so với giá phủ nano. Bảng giá phủ ceramic gói cơ bản hiện nay trên thị trường giao động trung bình từ 4 đến 6 triệu đồng tùy thuộc vào xe 4 chỗ hay 7 chỗ. Trong khi đó, phủ nano xe hơi lại chỉ từ 1 triệu đến 4 triệu. Tuy nhiên, với những lợi ích mà sơn phủ ceramic mang lại thì mức giá trên cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Như vậy, với sự so sánh trên, chúng ta có thể thấy sơn phủ ceramic sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với phủ nano xe hơi. Vì vậy, công nghệ sơn phủ ceramic ô tô hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn sử dụng.

 

Cường giáp là bệnh gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm họng cấp có nguy hiểm không? cách điều trị và lưu ý